Đăng nhập | Đăng ký
Giỏ hàng của bạn đang còn trống.
Hỗ trợ: Viber, iMessage: 0907.449.669 -
TRANG CHỦ Địu Korea Combi - Aprica - Babybjorn Phụ kiện Qui Định
?
Địu Korea
Combi - Aprica - Babybjorn
Phụ kiện
Qui Định

11:26, 12/04/2010
Xử trí khi trẻ đau bụng
Trẻ bị đau bụng tưởng rất bình thường, nhưng đôi khi có những bệnh lý nếu không phát hiện và chẩn đoán sớm, chính xác thì tính mạng của trẻ có thể bị đe dọa.

Một số nguyên nhân chính gây đau bụng ở trẻ

 

Trẻ rất hay gặp các cơn đau bụng. Đau bụng ở trẻ em có nhiều nguyên nhân khác nhau, có loại đau bụng cấp tính nhưng cũng có loại đau bụng mạn tính kéo dài.

Đau bụng cấp tính ở trẻ em thường quằn quại, trẻ khóc thét, mặt tái xanh, vã mồ hôi. Vì vậy, người nhà cần bình tĩnh để nghe bác sĩ hỏi bệnh và thăm khám cho trẻ một cách thuận lợi nhất. Một trong những bệnh đau bụng cấp tính ở trẻ hay gặp nhất là viêm ruột thừa. Thường viêm ruột thừa ở trẻ em trên 2 tuổi cũng có những dấu hiệu tương tự như người lớn, ví dụ như: đau ở hố chậu phải, lúc đầu đau nhẹ, sau đó đau tăng lên, đau liên tục, kèm theo đau thường có buồn nôn, nôn, sốt nhẹ (khoảng 37 - 38oC). Khi khám, trẻ kêu đau và gạt tay bác sĩ không cho sờ vào vùng hố chậu phải hoặc vùng bụng. Đặc biệt điểm ruột thừa rất đau (điểm Mac Burney). Với trẻ dưới 2 tuổi thường chẩn đoán viêm ruột thừa khó hơn nên phát hiện cũng sẽ chậm hơn, vì các triệu chứng không điển hình như trẻ lớn hoặc người trưởng thành, do đó rất dễ gây biến chứng như thủng ruột thừa, viêm phúc mạc (viêm màng bụng) để lại hậu quả rất nặng nề. Các triệu chứng thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi bị viêm ruột thừa là: có sốt nhẹ, nôn, trớ hay quấy khóc, trông bộ mặt lờ đờ, xanh tái. Khi thấy đầy hơi, chướng bụng, khi sờ vào bụng cháu khóc thét là có nguy cơ vỡ ruột thừa gây viêm phúc mạc. Một điều mà các nhà ngoại khoa cũng nhắc nhở là đau bụng do viêm ruột thừa ở trẻ lúc đầu có thể là đau ở vùng thượng vị, vùng quanh rốn, sau đó mới khu trú ở hố chậu phải.

Khám một trẻ bị tắc ruột.

Khám một trẻ bị tắc ruột.

 

Lồng ruột ở trẻ cũng là một bệnh cấp tính thường hay gặp ở trẻ bụ bẫm, cháu trai gặp nhiều hơn cháu gái, tuổi từ 3 tháng đến 2 tuổi, đặc biệt là trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi. Triệu chứng chính của lồng ruột là: trẻ đau bụng, nôn, đi ngoài ra máu. Khám có thể thấy búi lồng ruột, thăm trực tràng có thể thấy máu dính theo găng tay. Đau bụng ở trẻ cũng rất hay gặp trong trường hợp giun chui ống mật (GCOM) ở trẻ có giun ở đường tiêu hóa đặc biệt là sau tẩy giun, nhất là tẩy giun không đủ liều lượng. Cơn đau trong GCOM trẻ lăn lộn, khóc thét, vã mồ hôi và chổng mông. GCOM có thể gây nên áp-xe gan, sỏi đường dẫn mật, tắc đường mật.

Đau bụng ở trẻ trong dạng cấp cứu còn có thể do thoát vị bị nghẽn. Trong trường hợp này nếu không phát hiện kịp thời thì rất có thể làm đoạn ruột nghẽn bị hoại tử. Thoát vị nghẽn ngoài cơn đau bụng cũng có thể xuất hiện nôn, bí trung và đại tiện.

 

 Tắc ruột do lồng ruột.

Tắc ruột do lồng ruột.

Đau bụng ở trẻ còn có thể do tắc ruột với các lý do khác nhau. Triệu chứng gặp là: nôn ra thức ăn, có mật xanh, mật vàng, bụng chướng. Nếu bị tắc ruột ở thấp thì bụng chướng càng nhiều.

Trẻ đau bụng cũng còn có thể do ngộ độc thức ăn. Ngộ độc thức ăn là một loại bệnh cấp cứu. Ngộ độc thức ăn có thể do vi sinh vật hoặc do hóa chất. Ngộ độc thức ăn do vi khuẩn thường có sốt, đau quặn bụng, đi lỏng nhiều lần có khi phân có máu hoặc nhờ nhờ như máu cá (trường hợp ngộ độc thức ăn do vi khuẩn shigella).

Đau bụng giun ở trẻ cũng là loại hay gặp. Đau bụng giun thường tái đi tái lại nhiều lần, đau bụng quanh rốn, đặc biệt xét nghiệm phân tìm trứng giun thấy có trứng giun. Trong một số trường hợp nhiều giun đũa thì siêu âm có thể phát hiện thấy hình ảnh của giun đũa.

Trẻ em cũng có thể bị sỏi đường tiết niệu gây đau bụng có khi rất dữ dội, tuy nhiên, tỷ lệ trẻ bị sỏi đường tiết niệu không nhiều. Ngoài sỏi tiết niệu, trẻ em cũng có thể đau bụng do viêm đường tiết niệu, trẻ em gái bị viêm đường tiết niệu nhiều hơn trẻ em trai gây nên cơn đau bụng dưới.

Khi trẻ bị đau bụng nên làm gì?

Bố mẹ, ông bà, thầy cô giáo khi thấy trẻ kêu đau bụng (trẻ lớn) hoặc có rối loạn tiêu hóa như: nôn, trớ, đầy bụng, chướng hơi, lười ăn hoặc không chịu ăn, hay khóc thét hoặc đi ngoài ra máu, đi tiểu khó, tiểu dắt, tiểu đau (tiểu buốt)… cần nhanh chóng đưa cháu đi khám ở cơ sở y tế nơi gần nhất, không nên chần chừ, không nên chủ quan hoặc không nên xem thường cho là trẻ giả vờ. Khi chưa được khám và chưa có ý kiến của bác sĩ thì chưa nên dùng bất cứ một loại thuốc gì dù là thuốc Tây hoặc thuốc Nam, bởi vì nếu cho trẻ dùng thuốc trước khi đi khám thì sẽ làm lu mờ các triệu chứng đau bụng của trẻ, đặc biệt là đối với các trường hợp đau bụng cần cấp cứu ngoại khoa như: tắc, lồng ruột, viêm ruột thừa, thoát vị nghẽn… Khi đã được khám và được chỉ định điều trị của bác sĩ thì nên tuyệt đối tuân thủ. Nên cho trẻ đi khám bệnh định kỳ để phát hiện bệnh của trẻ như: viêm tiết niệu, nhiễm giun…

 


Nguồn: Sức khoẻ & Đời sống

 

Tags : dau bung ,

Sản phẩm nổi bật

 
Lần xem : 5749
print version

Các tin mới hơn :
» Địu cho bé: Con ưa thích, mẹ tiện dụng (20/09/2011) Bé Na 3 tuổi rất yêu quý chiếc địu chuột Mickey màu đỏ mẹ mua cho. Bé thầm thì với bà nội: “Mỗi lần bố lấy địu ra là cháu được đi chơi đấy”. » Trẻ em với công việc nhà (14/06/2010) Việc nhà là một cách tốt nhất giúp trẻ xây dựng long tự trọng và cho trẻ cảm giác mình là người có khả năng. Khi bạn thiết lập các công việc trong nhà thường xuyên cho trẻ, bạn sẽ giúp trẻ hình thành thói quen và thái độ tốt đối với công việc. Việc nhà cũng dạy trẻ các bài học có giá trị về cuộc sống và giúp trẻ hiểu rằng có những công việc cần phải hoàn thành. Những trẻ chấp nhận việc nhà như một phần bình thường của cuộc sống thường dễ dàng chấp nhận cuộc sống thực hơn những trẻ không được giao việc nhà. » Giúp trẻ biết yêu bản thân và người khác (14/06/2010) Làm cha mẹ là một công việc quan trọng nhất trên thế giới. Bạn cần giúp con cảm thấy bé là người mạnh mẽ, có khả năng và đáng yêu. Thái độ quan tâm ích cực của bạn sẽ được đền đáp xứng đáng. Với vai trò người chăm sóc trẻ, bạn cần khuyến khích trẻ tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người, đưa ra các câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời sao cho trẻ dễ hiểu. Từ ngữ và thái độ của bạn sẽ giúp trẻ hiểu rằng sự khác biệt giữa mọi người là điều tuyệt vời. » Trẻ 5 -9 tuổi kết bạn như thế nào (14/06/2010) Tình bạn của trẻ từ 5 – 9 tuổi thường nhanh thiết lập và cũng nhanh thay đổi. Trẻ có thể chơi thân với những người bạn này trong ngày hôm nay, nhưng những ngày sau lại chơi thân với những người bạn khác là chuyện thường.Với trẻ trên 9 tuổi, trẻ sẽ có một người bạn thân và tình bạn lâu dài hơn sở thích và mối quan tâm chung. » Sự khác nhau giữa bé trai và bé gái (14/06/2010) Là một người mẹ của thời đại bình đẳng giới, chắc chắn tôi sẽ không bắt buộc con trai tôi phải chọn xe cộ, còn con gái thì chỉ được chọn váy áo. Nếu có thì cũng chỉ vô tình không cho chúng những đồ chơi trái khoáy, như bộ sơn móng tay cho con trai và tàu lửa cho con gái mà thôi. Nhưng nếu có cũng không hề gì: con trai tôi sẽ biến chiếc giường búp bê thành chiếc xe đua còn con gái thì thích mê những đôi giày tự chế.
Các tin cũ hơn :
» TIẾT KIỆM ĐẾN 31% KHI MUA ENFAGROW A+ HOẶC ENFAKID A+. (28/03/2010) Công ty Mead Johnson Việt Nam đã chính thức thông báo tổ chức chương trình khuyến mãi hấp dẫn chưa từng có dành cho nhãn hàng Enfa A+ với tên gọi “TIẾT KIỆM CHO MẸ, TRÍ TUỆ CHO BÉ” trên phạm vi toàn quốc. Theo đó, từ ngày 01/03 đến 15/04/2010, khi mua bất kỳ sản phẩm nào của Enfagrow A+ hoặc Enfakid A+, người tiêu dùng trên cả nước sẽ được tặng đến 31% khối lượng tịnh sữa bột. Tất cả các bao bì có dán tem khuyến mãi hợp lệ của các sản phẩm Enfa A+ đều được đổi quà. Cụ thể: » Giải mã hiện tượng bà bầu hay quên (28/03/2010) Các nhà khoa học Anh mới đây khẳng định hiện tượng “trí não trẻ thơ’ khiến những người phụ nữ mang thai mắc chứng hay quên là hoàn toàn có cơ sở. Họ tìm ra rằng những người phụ nữ ở giai đoạn cuối của thai kỳ thường rất dễ mất một phần trí nhớ như không thể nhớ được vị trí của các đồ vật. Hiện tượng này thường diễn ra phổ biến ở 6 tháng cuối trong thời gian mang thai và kéo dài tới 3 tháng sau khi sinh. » Khi nào nên lo lắng về chiều cao của con bạn? (28/03/2010) Cha mẹ nên đến gặp bác sĩ nhi nếu trẻ không cao lên được 5 cm mỗi năm, nếu trẻ không tăng hoặc giảm cân chút nào, hoặc nếu trẻ thường xuyên bị ho hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm... Với chiều cao 1,5 mét, cậu bé 13 tuổi Daniel Clark ở thành phố New York luôn bị nhận ra giữa đám đông bởi cậu thấp hơn tất cả các bạn trong lớp. » Những đồ chơi có tác dụng phát triển giáo dục con trẻ (28/03/2010) Những đồ chơi này đã được thử nghiệm và kiểm tra là tốt cho con trẻ. Điện thoại chơi nhạc- giúp trẻ làm quen với hình ảnh và âm thanh. Những thú bông- giúp trẻ cảm nhận sự âu yếm vuốt ve. Gương treo tường- giúp sự phản xạ và ánh sáng Những bức tranh sáng màu- giúp trẻ làm quen với khung cảnh. Chơi đùa với mái tóc của những chú búp bê- giúp trẻ làm quen với ý thức vận động và chuyển động.